
Theo đại diện Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) việc thực thi, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan tới quyền tác giả, quyền liên quan trên thực tế không đơn giản, thậm chí có những vụ việc rất phức tạp.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ) về quyền tác giả, quyền liên quan.

Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam tiếp tục mở rộng lĩnh vực thu tác quyền âm nhạc và vấp phải không ít phản đối. Có tờ báo còn trích lời cán bộ Cục Bản quyền tác giả hướng dẫn các quán cà phê, karaoke khi Trung tâm đòi tiền tác quyền thì “cứ hỏi hợp đồng ủy quyền, danh sách bài hát. Nếu không có đủ thì không việc gì phải nộp tác quyền”.

Cách nay mấy hôm, tổng giám đốc Đài Truyền hình cáp Việt Nam (VTVCab) lên tivi thông báo vừa bị EUFA (Liên đoàn Bóng đá châu Âu) cắt hợp đồng, cắt sóng vì những vi phạm bản quyền truyền hình, do một số đài địa phương và các trang mạng trong nước vô tư tiếp sóng của VTVCab

Sau gần 2 tháng ban hành lệnh cấm, ngày 14/4/2017, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) ra quyết định thu hồi Quyết định và Công văn của Cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD) về việc thu hồi 5 bài hát sáng tác trước năm 1975 với lý do không đủ cơ sở tạm thời dừng phổ biến. Có thể coi đây là việc sửa sai trước quyết định tùy tiện của Cục NTBD.

Việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) tạm dừng lưu hành một số bài hát với lý do lời bài hát đã bị chỉnh sửa và sai so với lời bài hát gốc đã gây tranh cãi trong dư luận. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu Cục NTBD thực hiện việc đó có đúng thẩm quyền, những quy định về việc cấp phép ca khúc hiện nay có bất cập? Báo Lao Động có cuộc trao đổi với luật sư, thạc sĩ Phạm Duy Khương - Giám đốc Cty luật SB LAW và đại diện lãnh đạo Cục NTBD, Thanh tra Bộ VHTTDL về vấn đề này.